Tuy có ngoại hình nhỏ bé, nhưng ít ai biết chim bồ câu được xếp vào hàng "thượng phẩm". Bởi chúng có chứa nguồn dinh dưỡng đa dạng bậc nhất trong nhóm "thú - cầm - điểu".
Trong đời sống, thịt chim bồ câu vừa là thuốc, vừa là thực phẩm vì có vị ngon và bổ dưỡng. Theo bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi, các bà nội trợ có thể kết hợp với thịt chim với những vị thuốc bổ để tạo bài món ăn/bài thuốc độc đáo.
Thịt chim bồ câu được xếp vào hàng "thượng phẩm".
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc là món ăn rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người sau khi ốm nặng. Ngoài ra, món ăn này cũng đáp ứng nhu cầu dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe của mọi người.
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc cần các vị thuốc như: Đẳng sâm, đương quy, đại táo, hạt sen, ý dĩ, kỷ tử, hoài sơn, thục địa.
Mang công dụng bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn, sức đề kháng tốt. Và kiện tỳ, giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng cường sức đề kháng.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi cũng nhấn mạnh, nhóm người được khuyến khích dùng thịt chim bồ câu bao gồm:
- Người có sức đề kháng yếu, hay ốm bệnh.
- Người khí huyết hư suy, huyết áp thấp, hay hoa mắt chóng mặt, đau đầu, da dẻ xanh xao.
- Người gầy yếu, người sau ốm nặng và phụ nữ sau sinh.
- Người muốn bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc là món ăn rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai và sau khi sinh...
Liệu có đúng "1 cắc thắng 9 kê"?
Về câu nói "1 cắc thắng 9 kê", nghĩa là 1 con chim bồ câu có thể tốt hơn 9 lần con gà, vị chuyên gia chia sẻ: "Câu nói này cũng không hoàn toàn đúng vì thịt gà có lợi thế về protein và chất béo cao hơn chim bồ câu".
Protein trong thịt gà là 19,3g/100g còn thịt bồ câu là 16,5g/100g. Hàm lượng mỡ gà là 9,4g/100g, còn thịt bồ câu là 14,2g. Tuy nhiên, chim bồ câu có hàm lượng vitamin và khoáng chất nổi trội hơn.
Trong đó, hàm lượng canxi trong thịt bồ câu là 30mg/100g, thịt gà là 9mg/100g. Hàm lượng vitamin B2 của thịt bồ câu là 0,20mg/100g, thịt gà là 0,09mg/100g. Hàm lượng sắt của thịt bồ câu là 3,8mg/100g, thịt gà là 1,4mg/100g.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi chia sẻ: "So với gà thì chim bồ câu thường sống tự nhiên nên rất khó để chăn nuôi sinh sản trên quy mô lớn như gà. Câu nói 1 cắc thắng 9 kê cũng chỉ là 1 cách cường điệu hóa, đánh giá ưu tiên cho thịt chim bồ câu mà thôi".
Nhóm người nên thận trọng khi ăn chim bồ câu
Chim bồ câu dù rất ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Những người bị dị ứng với thịt chim hoặc những người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn chim bồ câu.
Nguyên nhân là vì thịt chim bồ câu có chứa nhiều chất béo và cholesterol, đặc biệt là trong da và mỡ của chim. Những chất này có thể gây tắc động mạch và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn nguồn gốc của chim bồ câu. Nếu chim được nuôi trong môi trường ô nhiễm hoặc chứa độc tố, thì việc ăn chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Bồ câu, còn được gọi là chim câu hay bồ câu nhà, là một loài chim gáy và được nuôi rộng rãi bởi nhân dân.
Loài này có nhiều giống khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân thành các nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong số này, bồ câu thịt là loại được sử dụng phổ biến như một nguồn thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú. Phụ nữ nếu biết tận dụng lợi ích của chim bồ câu, có thể bổ sung khí huyết, tăng cường trí nhớ...
Chim bồ câu bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều, bởi chúng có hàm lượng chất béo cao. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con.
" alt=""/>Lý do chim bồ câu được mệnh danh bổ gấp 9 lần thịt gà và lưu ý khi dùngHạt gạo chứa 75-80% tinh bột. Nước gạo là phần nước tinh bột còn lại sau khi ngâm gạo hoặc nấu cơm.
Nước gạo được cho là chứa nhiều vitamin và khoáng chất có trong gạo. Bao gồm:
• các axit amin
• vitamin B
• vitamin E
• khoáng chất
• các chất chống oxy hóa
Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ thời Heian (794 đến 1185 CE) ở Nhật Bản có mái tóc dài chấm gót. Họ giữ cho tóc khỏe mạnh bằng cách gội đầu bằng nước gạo.
Một phiên bản hiện đại của câu chuyện này có thể được tìm thấy ở Trung Quốc. Những phụ nữ người Yao, sống ở làng Huangluo, nổi tiếng vì có mái tóc dài trung bình tới gần 2m.
Ngoài chiều dài đáng kinh ngạc, mái tóc của phụ nữ Yao được cho là đen lâu hơn, vì phải đến khoảng 80 tuổi họ mới bắt đầu có tóc bạc.
Phụ nữ Yao tin rằng mái tóc dài và đen của họ là nhờ gội đầu bằng nước gạo.
Trong những năm gần đây, nhiều trang web tư vấn làm đẹp và các nhà phát triển sản phẩm đã bắt kịp truyền thống này. Hiện nay, xu hướng sử dụng nước gạo đang lan rộng.
Lợi ích
Những người ủng hộ việc sử dụng nước gạo cho tóc tin rằng nó:
• làm tóc hết xơ rối
• giúp tóc mượt mà hơn
• tăng độ bóng
• làm sợi tóc khỏe hơn
• giúp tóc mọc dài
Các nghiên cứu nói gì?
Vì nước gạo được sử dụng phổ biến cho tóc, ngày càng có nhiều bằng chứng về lợi ích của nó. Nhưng những tuyên bố nào đã được khoa học chứng minh?
Đầu tiên là một bài báo khoa học năm 2010 nhận xét rằng nước gạo có thể làm giảm ma sát bề mặt và tăng độ đàn hồi của tóc. Tuy nhiên, nghiên cứu dựa trên các ví dụ lịch sử để rút ra kết luận chưa được sự ủng hộ.
Tiếp đó, một cơ sở nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một kỹ thuật hình ảnh quan sát tác dụng làm chắc khỏe của inositol trên tóc. Inositol có trong nước gạo.
Điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu này được công bố trực tiếp bởi một cơ sở có thể có lợi ích thương mại.
Cho đến nay, lợi ích của nước gạo cho tóc vẫn chưa được chứng minh. Cần nghiên cứu thêm để ủng hộ những bằng chứng theo kinh nghiệm về lợi ích của nước gạo đối với tóc.
Cách làm nước gạo
Có nhiều cách khác nhau để làm nước gạo, bao gồm
Ngâm
Ngâm là cách nhanh nhất để làm nước gạo.
• lấy một nửa bát gạo sống
• vo sạch
• cho gạo vào một tô lớn, đổ thêm 2-3 bát nước
• ngâm trong 30 phút
• gạn nước gạo vào một bát sạch
Lên men
Một số người ủng hộ việc dùng nước gạo cho rằng nước gạo lên men có nhiều lợi ích hơn so với nước gạo thường.
Theo một nghiên cứu năm 2012, các chất lên men có lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Chất chống oxy hóa có thể chống lại tổn thương tế bào da và tóc, đó là lý do tại sao chúng là thành phần điển hình trong các sản phẩm làm đẹp.
Để lên men nước gạo, hãy làm theo các bước từ 1-4 trong phương pháp ngâm. Nhưng trước khi gạn, hãy để nguyên nước gạo ở nhiệt độ phòng trong tối đa 2 ngày để nó lên men. Chắt lấy nước gạo vào tô sạch trước khi sử dụng.
Luộc gạo
Một cách khác để làm cho nước gạo là luộc gạo.
Cho nửa bát gạo cùng với gấp đôi lượng nước thường dùng để nấu cơm. Đun gạo trong nước sôi và chắt lấy nước gạo vào một chiếc bát sạch trước khi sử dụng.
Cách sử dụng nước gạo
Nước gạo có thể được sử dụng thay cho dầu xả tóc bán sẵn. Để làm điều này, một người nên:
• gội đầu bằng dầu gội
• xả kỹ bằng nước từ vòi
• đổ nước gạo lên tóc
• Mát-xa để nước gạo thấm vào tóc và da đầu
• để nguyên trong tối đa 20 phút
• xả lại tóc thật kỹ bằng nước ấm
Lợi ích của nước gạo đối với da
Ngoài lợi ích làm đẹp cho tóc, nước gạo cũng có lợi cho da.
Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy tinh bột trong nước gạo giúp da bị tổn thương lành lại ở người bị viêm da.
Tóm lại
Xả tóc bằng nước gạo là phương pháp điều trị làm đẹp truyền thống phổ biến ở nhiều vùng ở châu Á.
Với sự phát triển của mạng internet, phương pháp làm đẹp này hiện đã lan rộng ra toàn thế giới.
Nhiều người thấy nước gạo là một cách dưỡng tóc có lợi. Những ví dụ lịch sử và bằng chứng theo kinh nghiệm cho thấy nước gạo có thể cải thiện sức mạnh, kết cấu và sự phát triển của tóc.
Hầu hết các bằng chứng khoa học về cách điều trị này chưa đưa ra được kết luận, vì vậy cần nghiên cứu thêm để chứng minh lợi ích của việc sử dụng nước gạo.
Tuy lợi ích của nước gạo đối với tóc vẫn chưa được chứng minh, song dưỡng tóc bằng nước gạo là an toàn để thử ở nhà và cũng có thể được sử dụng trên da. Nước gạo đã được thấy là thúc đẩy sức khỏe da ở những người bị viêm da.
Cẩm Tú
Theo MNT
" alt=""/>Những công dụng của nước gạo với đối với tóc